Điều kiện tụ nhiên xã Púng Bánh
Lượt xem: 458

I. TỰ NHIÊN

          1. Vị trí địa lý, địa hình

          *) Vị trí địa lý:

          - Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Sông Mã; Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Sam Kha và xã Mường Lèo; Phía Nam giáp xã Dồm Cang. Độ cao trung binh so với mực nước biển: Phía Bắc là 1.547 m; Phía Nam: 1.130,7 m; Phía Tây: 1.702,8 m; Phía Đông: 1.674,6 m.

          *) Địa hình:

Mang đặc trưng của một xã miền núi, địa hình của xã chia cắt khá mạnh, địa hình phức tạp, độ cao từ 750 m đến 1.700 m so với mực nước biển, bao gồm hai dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 750 m đến 1000 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm (lúa nước, nương rẫy).

- Địa hình núi cao có độ cao từ 1000 m đến 1700 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi tái sinh rừng và rừng phòng hộ.

- Độ dốc của xã cao theo 2 hướng chính là từ hướng Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

          Từ trụ sở UBND xã đến thị trấn huyện là 13 km theo đường tỉnh lộ 105; đến Thành phố Sơn La 145 km theo đường Quốc lộ 4G.

          2. Diện tích:

          Tổng diện tích tự nhiên là: 15.160,0 ha; đất nông nghiệp 1.171,76 ha; đất lâm nghiệp 4.004,88 ha; đất chuyên dùng 130,38 ha; đất ở và nghĩa trang 85.01 ha; đất chưa sử dụng 9.720,93 ha.

          3. Khí hậu, thủy văn:

3.1. Khí hậu:

* Khí hậu: Nằm trong vùng Tây Bắc, nên xã Púng Bánh có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có mùa đông lạnh, suốt mùa đông lạnh và khô hanh, còn mùa hè mưa nhiều. Khí hậu phân hóa theo địa hình và theo mùa

a. Chế độ bức xạ, nắng, mây.

Chế độ bức xạ khá dồi dào, khá nhiều nắng và ít mây. Lượng bức xạ tổng cộng đạt khoảng 130-132 kcal/cm2.năm. Tháng 5 có lượng bức xạ lớn nhất, đạt 13,2-13,4 kcal/cm2.tháng. Tháng 1 có lượng bức xạ thấp nhất là 7,6-7,8 kcal/cm2.tháng. Trung bình mỗi năm có 1880-1900 giờ nắng. Tháng 5 có nhiều nắng nhất đạt 198-200 giờ/tháng. Tháng 1 có ít nắng nhất, là 134-136 giờ/tháng. Lượng mây tổng quan trung bình năm 6,8-6,9/10 BT. Hai tháng 3,4 có ít mây nhất, là 5,2-5,4/10 BT. Ba tháng (11,12,1) có nhiều mây nhất, đạt 8,2-8,3/10 BT.

b. Chế độ gió .

Chế độ gió nhìn chung phụ thuộc vào điều kiện địa hình địa phương. Hướng gió chủ yếu phụ thuộc vào hướng của thung lũng suối chính. Tốc độ gió trung bình năm đạt 1,1-1,2 m/s ở vùng thấp trong thung lũng suối Nậm Ban còn trên các sườn núi đạt 1,5-2,5 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất thường dao động trong khoảng 12-25 m/s, tuy nhiên vào thời kỳ chuyển tiếp từ đông sang hè (4,5) có thể đạt 30-35 m/s trong các cơn dông. 

c. Chế độ nhiệt.

Nền nhiệt giảm theo độ cao địa hình. Trong thung lũng ở độ cao 570-750 m nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 20-21°C, thuộc chế độ nhiệt hơi nóng. Đến độ cao 1100-1150 m nhiệt độ trung bình năm còn khoảng 18°C, có giá trị thấp nhất khoảng 16°C trên vùng đỉnh sườn 1500-1617 m của các dãy núi thuộc ranh giới phía Tây Bắc và Đông, Đông Bắc của xã.

Chỉ ở những vùng thấp nhất của xã trong thung lũng có độ cao khoảng 570-690m mới có một thời kỳ nóng 1-2 tháng (5,6), với nhiệt độ trung bình chỉ đạt 25,1-25,5°C. Ở những vùng thấp dưới 750 m mùa lạnh (thời kỳ có nhiệt độ trung bình tháng < 18°C) kéo dài 2-3 tháng (2,3,4). Càng lên cao mùa lạnh càng dài, đến độ cao trên 1500 m nhiệt độ trung bình quanh năm đều < 20°C, trong đó có khoảng 7 tháng lạnh dưới 18°C trở lên.

Nhiệt độ dao động khá mạnh trong năm với biên độ đạt trên dưới 10°C ở trong các thung lũng, dao động khoảng 8-9°C ở trên các sườn núi. Nhiệt độ dao động khá mạnh trong ngày với biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm đạt 10-11°C ở vùng thấp, dao động khoảng 8-9°C trên các sườn núi. Trị số biên độ nhiệt ngày đêm lớn nhất tới 13-14°C vào các tháng (2,3,4), thấp nhất là 8-9°C vào ba tháng giữa mùa mưa (6,7,8,) ở trong các thung lũng suối.

d. Chế độ mưa ẩm.

Lượng mưa: Trên đại bộ phận lãnh thổ của xã có lượng mưa năm dao động trong khoảng 1.200-1.500 mm.

Mùa mưa dài 5 tháng (4-9) với lượng mưa chiếm 84-86% tổng lượng mưa năm. Ba tháng giữa mùa mưa (6,7,8) có lượng mưa lớn đạt 200-370 mm/tháng. Mùa khô với lượng mưa <50 mm/tháng kéo dài 5 tháng (5-10), trong đó có 2-3 tháng hạn (12-2) với lượng mưa <25 mm, nhưng không có tháng kiệt (<5 mm/tháng). Tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa thấp nhất song vẫn đạt 14-16 mm/tháng.

Số ngày mưa năm dao động trong khoảng 100–110 ngày. Trong mùa mưa có khoảng 10-19 ngày mưa/tháng; vào mùa khô (11-3) chỉ có 2-4 ngày mưa/tháng.

3.2. Thủy văn:

a. Mạng lưới suối.

 Xã Púng Bánh có nhiều con suối, khe suối như suối Nậm Ban, suối Huổi Púa và hệ thống các con suối, khe suối nhỏ... Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch lớn đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đã tạo ra cho lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.

b. Chế độ thủy văn.

Dòng chảy trong khu vực được nghiên cứu phân hóa sâu sắc theo mùa phụ thuộc vào sự phân hóa của chế độ mưa.

¨ Mùa lũ: Mùa lũ trung bình khu vực xã Púng Bánh thường kéo dài 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 9, với lưu lượng nước chiếm khoảng 66-79% tổng lưu lượng dòng chảy năm. Tháng 7, 8 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất, đạt 48,12 m3/s, chiếm khoảng 23% tổng lưu lượng dòng chảy năm. Tuy nhiên, mùa lũ hàng năm dao động trong khoảng 3-5 tháng, vào các tháng (5,6,7,8), với lưu lượng dòng chảy đạt khoảng 60-75% tổng lưu lượng dòng chảy năm.

Do xã nằm khuất sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão tới khu vực không lớn. Tuy nhiên, do xã Púng Bánh nằm ở vùng có địa hình thấp của huyện Sốp Cộp khi có mưa bão xảy ra sẽ gây những tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của xã.

¨ Mùa kiệt: Mùa kiệt trung bình khu vực xã Púng Bánh thường kéo dài 7 tháng (10-4) với lưu lượng nước chiếm khoảng 30-32% tổng lưu lượng nước năm. Tuy nhiên, mùa kiệt hàng năm dao động trong khoảng 6-7 tháng (10-4), chiếm khoảng 25 – 40% tổng lưu lượng nước hàng năm.

Ba tháng liên tiếp có lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất thường rơi vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4 với lưu lượng nước chiếm khoảng 7,6% tổng lưu lượng dòng chảy năm. Tháng có lưu lượng dòng chảy thấp nhất thường rơi vào tháng 4 với lưu lượng nước trung bình chỉ đạt 4,71 m3/s, chiếm khoảng 2,2% tổng lưu lượng dòng chảy năm.

4. Tài nguyên thiên nhiên

          *) Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

          4.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1: 100.000. Trên địa bàn xã Púng Bánh có các nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất.

- Nhóm đất màu feralit màu vàng nhạt trên núi đá.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá Macma axít.

- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát.

- Nhóm đất màu nâu đỏ trên đá Macma Bazơ trung tính.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

          4.2. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên 15.160,0ha. Trong đó:

a) Đất sản xuất nông nghiệp:            1.171,76ha

- Đất trồng cây hàng năm:                1.133,60ha

- Đất trồng cây lâu năm:                                  38,16ha      

- Đất nuôi trồng thuỷ sản:                      20,38ha    

b) Đất lâm nghiệp:                            4.004,88ha     

- Đất rừng sản xuất:                             776,50ha      

- Đất rừng phòng hộ:                        1.036,20ha

- Đất rừng đặc dụng:                         2.192,18ha            

c) Đất ở:                                                 42,80ha

d) Đất chuyên dùng:                             130,38ha

e) Đất khác (đất chưa sử dụng):        9.720,93ha

*). Tài nguyên nước

- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ thống sông, suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nước ngầm (phần lớn là những vùng bản thấp), để đưa vào phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng (đào giếng lấy nước). Tuy nhiên còn một số bản  vùng cao do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ rất tốn kém.

II. DÂN CƯ

1. Dân số:

Dân số toàn xã năm 2010 có 1.408 hộ,  với 6.778 nhân khẩu.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%.

2. Thành phần dân tộc:

          - Dân tộc Thái chiếm: 96,02 %

          - Dân tộc Hmông chiếm: 3,98 %

          - Nguồn gốc, xuất xứ của các dân tộc đến cư trú tại xã ( Không rõ) Từ thành lập xã Púng Bánh đã hình thành 16 bản và hai dân tôc cùng sống.

          - Những dòng họ sinh sống tại xã gồm.

          Đối với dân tộc Mông gồm có Họ Mùa.

          Đối với dân tộc Thái gồm có các dòng họ: Họ Quàng; họ Tòng; Họ Vì; họ Lò; họ Lường;

          - Về phong tục tập quán cưới xin, sinh đẻ, nuôi con, mừng thọ, lễ tang, lễ mừng nhà mới: Với các phong tục này được thể hiện theo phong tục truyền thống từ xưa để lại tuy nhiên hiện nay một số phong tục được cải biên không rườm rà thực hiện theo nếp sống mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

          - Tập quán: Thường sống tập trung thành từng  Bản; Kinh nghiệm  làm nhà ở hầu hết là chọn  nơi đất ở bằng phẳng đối với dân tộc thái, người Mông thường ở trên sườn núi. Vật liệu chọn làm nhà ở là các loại gỗ tốt không bị mọt, trước đây mái lợp thường dùng cây cỏ tranh nay dùng  ngói hoặc Bro xi măng; ngày động thổ, cất nhà chọn những ngày lành tháng tốt của gia đình.

          - Tín ngưỡng, tôn giáo: Quan niệm người sống được chăm sóc, người chết được chôn cất cẩn thận theo phong tục mỗi dân tộc, thờ cúng linh hồn người đã chết….

          - Nhà ở: Người Thái phần đông ở nhà sàn bằng gỗ, lợp ngói. Người Mông dựng nhà đất lợp ngói, tường thưng bằng gỗ.

          - Về trang phục: Đối với người tộc Mông quần ống thụng (rộng), áo ngắn thân tay dài.

          Đối với người dân tộc Thái: phụ nữ mặc áo cóm cài khuy bằng cúc hoặc cúc bướm, Nam giới mặc áo vải nhuộm chàm.

          Hiện nay, đa số người dân tộc Thái và dân tộc Mông, nhất là đàn ông đều mặc trang phục như người kinh.

          3. Các họ miền xuôi lên sinh sống tại xã: không có

          4.Các đơn vị dân cư hiện nay thuộc xã

Lập bảng thống kê danh sách các bản hiện nay thuộc xã:

Stt

Tên bản

Số hộ

Số dân

Gồm các dân tộc

Cách trung tâm xã

1

Bản Huổi Hin

45

128

Thái

2 km

2

Bản Lầu

151

719

 

2 km

3

Bản Phải

105

486

Thái

1 km

4

Bản Kéo

92

445

 

TT xã

5

Bản Cọ

90

415

 

1 km

6

Bản Liềng

157

750

 

2 km

7

Bản Lùn

133

624

 

2 km

8

Bản Púng

164

763

 

4 km

9

Bản Pánh

153

717

 

5 km

10

Bản Huổi Cốp

41

183

 

7 km

11

Bản Nghịu

43

221

 

12km

12

Bản Khá

116

586

 

5 km

13

Bản Nà Liền

66

340

 

5 km

14

Bản Phiêng Ban

66

328

 

12km

15

Bản Phá Thóng

30

230

 

15km

16

Bản Púng Cưởm

10

61

 

14km

 

 

Tác giả: Lò Chiến VHXH
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập