Điều kiện tự nhiên xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp

I. TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý, địa hình

- Phía Bắc giáp xã Dồm Cang và xã Sốp Cộp của huyện Sốp Cộp; Phía Nam giáp nước CHDCND Lào; Phía Đông giáp xã Mường Và của huyện Sốp Cộp ; Phía Tây giáp xã Mường Lèo của huyện Sốp Cộp.

+ Tứ cận Đông giáp xã Mường Và, ranh giới là Dốc Bản Mới.

+ Tứ cận Tây giáp xã Dồm Cang, ranh giới là (Nà Nong);

+ Tứ cận Nam giáp Cụm Mường Pợ - Lào và giáp xã Mường Lèo ranh giới là Bản Nậm Khún (Mường Lèo) - Mường Pợ - Lào và Dốc (Cửa khẩu phụ) Nậm Lạnh.

+ Tứ cận Bắc giáp xã Sốp Cộp (Kéo lặt).

- Địa hình xã Nậm Lạnh đa dạng, chủ yếu là núi trung bình, núi cao chia cắt, núi tảng xen kẽ là thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp. Địa hình nhìn chung là phức tạp, cho phép phát triển kinh tế đa dạng nhưng bởi hạn chế giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của xã, đất dốc chiếm đại bộ phận diện tích đất đai của xã.

- Nậm Lạnh là xã biên giới của huyện Sốp Cộp; đến TP. Sơn La 139 km theo đường Tỉnh lộ 105.

2. Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên 16.068,68 ha; chủ yếu là đất nông nghiệp: 7.175,22 ha, đất phi nông nghiệp 134,67 ha, đất chưa sử dụng: 8,842,11 ha.

3. Khí hậu, thủy văn

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,40c; Nóng từ tháng 4 đến tháng 5 Lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nắng từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau; Mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 6,7,8; lượng mưa trung bình hàng năm 1.185 mm đến 1.900 mm.

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt, đặc trưng ở địa phương (mưa phùn, dông, mưa đá, lũ quét, rét đậm, rét hại)

- Nguồn nước phục vụ dân sinh và sản xuất có suối Nậm Lạnh.

4. Tài nguyên thiên nhiên

- Đất hiện trạng là đất nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Khoáng sản có cát, sỏi.

- Thực vật tự nhiên như Trầm hương, Lát hoa, Rổi, Thông dầu, Thông trắng và nhiều loại lâm sản ngoài gỗ  khác.

- Động vật hoang dã có: Lợn rừng, Nai, Hươu, Nhím…

5. Rừng, núi, đồi, đèo dốc, hang động.

- Rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

6. Sông suối, hồ, thác.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn sau:

 - Nguồn nước mặt: Xã con suối Nậm Lạnh đây là nguồn nước phục vụ cho sản xuất và nhân dân.

 - Nước ngầm: Chủ yếu người dân đào giếng sử dụng nước ngầm để phục vụ sinh hoạt.


II. DÂN CƯ

1. Dân số, lao động và dân tộc

- Tổng số hộ toàn xã năm 2019: 817 hộ với tổng số khẩu: 3.187 khẩu.

  2. Các dân tộc đang sinh sống tại xã

- Hiện nay trên địa bàn xã có 03 dân tộc chính bao gồm 11 bản, 01 điểm dân cư; tổng số 817 hộ, 3.877 khẩu, trong đó: Dân tộc Thái: 588 hộ = 2.356 khẩu, chiếm tỷ lệ 72%; dân tộc Mông có 5 bản và 01 điểm dân cư: 200 hộ = 1.369 khẩu chiếm 24,5%; Khơ mú: 29 hộ = 152 khẩu, chiếm tỷ lệ 3,5%, Lào (1,43%); ngoài ra còn có các dân tộc khác: Mường, Kinh (chiếm 0,88%). Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống và những tập tục canh tác riêng biệt.

- Nguồn gốc:

+ Đối với dân tộc Thái; DT Mông; DT Khơ Mú đã sinh sống từ lâu đời trên địa bàn xã.

+ Đối với dân tộc Kinh; DT Mường và một số dân tộc khác chủ yếu chuyển từ các tỉnh, thành phố và các huyện như: Hà Nội, Thanh Hoá, Hưng yên, Hoà bình Điện biên và các huyện trong tỉnh Sơn La.

 + Đối với dân tộc Lào chủ yếu đến từ các xã trong huyện như xã Mường Lạn, xã Mường Và.

- Gồm có những dòng họ sau: họ Cầm; họ Lò; họ Tòng; họ Vì; họ Quàng (Hoàng); họ Lường; họ Cà (Hà); họ Nguyễn; họ Trần, họ Lê, họ Phạm, họ Vũ,  họ Bùi, họ Đặng, ...và một số họ dân tộc thiểu số như: họ Vàng, họ Vừ, họ Giàng, họ Lầu, họ Hờ, họ Sộng, họ Thào, họ Mùa, họ Trá của dân tộc Mông; họ Pít, họ Mòng, họ Cút, họ Lò, họ Sèo, họ vèn của dân tộc Khơ mú; họ Đinh dân dân tộc Mường…

+ Phong tục tập quán.

Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng, các tập quán cưới xin, sinh đẻ, mừng thọ, lễ tang, lễ mừng thọ, lễ mừng nhà mới, các dân tộc vẫn giữ gìn được bản sắc riêng của từng dân tộc, tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội và tác động của nền kinh tế, ngoài những nét đặc trưng của những dân tộc ít người, một số dân tộc cũng đã học tập cách làm, cách nghĩ như dân tộc kinh.

Tập quán, kinh nghiệm làm nhà của từng dân tộc: việc chọn đất, chọn vật liệu, ngày động thổ, cất nóc, tân gia.

- Tín ngưỡng, tôn giáo.

Tín ngưỡng

Hàng năm các nghi lễ chung: cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Thái, Lào, Mông, Khơ Mú... thường được tổ chức vào tháng 12 dương lịch vào tháng 1, tháng 2 hoặc tháng 6, tháng 7 âm lịch.

Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo (tiếng Thái là “tà sừa”), buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô... vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp, muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh... tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở xã đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng. Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng, không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn) là nơi thờ tổ tiên.

Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc, cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái.

Tôn giáo

- Hiện trên đia bàn xã có: Đạo tin lành miền Bắc có 2 bản, một điểm dân cư 49 hộ, 333 nhân khẩu. Đạo tin lành Liên hữu cơ đốc Việt Nam có 3 bản 88 hộ, 597 nhân khẩu. Đạo phúc âm đời đời có 4 bản, 01 điểm dân cư 11 hộ, 66 khẩu. Đạo tin lành khác 03 hộ, 23 khẩu.

- Các bản các hộ sinh hoạt tôn giáo thuần túy chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Trang phục:

Dân tộc Thái: Trang phục người Thái là váy lụa, áo lụa, áo cóm, hàng khuy bạc óng ánh, quấn quýt mềm mại. Vải chủ yếu là màu chàm, hoa văn thổ cẩm đặc sắc.

Hàng năm vào các dịp hội hè như hội đầu xuân, hội săn bắn, đánh cá tập thể, gắn liền với các buổi lễ sinh hoạt cộng đồng, như lễ Xên mường, Xên bản, Xên hươn (cúng nhà)……, Ðồng bào Thái thường tổ chức vui chơi ca hát, nhảy múa tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

Dân tộc Mông: Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: Váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Áo phụ nữ Mông có cổ là một miếng vải trên  bả vai được thêu sặc sỡ. Váy may và trang trí công phu, là váy mở xếp nếp xoà rộng.

Dân tộc Lào: Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trạm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được chạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa.

Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc Váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thêu nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân, vạt áo có hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ thích búi tóc vào cài trâm bạc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.

 Dân tộc Khơ Mú: Người Khơ - Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, đồng bào dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm, săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Đồng bào đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực… Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc.

Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ lẻ, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. Sắc thái dân tộc Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ, trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt.

Một số dân tộc khácthường dùng trang phục như dân tộc kinh.

 3. Các đơn vị dân cư hiện nay của xã

 

TT

Tên bản

Số hộ

Số dân

Gồm các dân tộc

Cách trung tâm xã

1

Lọng Tòng

66

3300

(Thái, Lào, Mông)

5km

2

Bản Phổng

1172

6651

(Kinh, Thái, Lào, Mường)

4km

3

Bản Cang

99

386

(Thái, Lào)

3km

4

Bản Lạnh

80

326

(Thái, Lào)

Trung tâm xã

5

Púng Tòng

155

512

(Thái, Lào)

2km

6

Bánh Han

94

411

(Thái, Lào, Khơ mú)

3km

7

Nậm Lạnh

28

169

(Mông)

6km

8

Hua Lạnh

60

385

(Mông)

15km

9

Huổi Hịa

44

309

(Mông)

15km

1

Cang Kéo

25

188

(Mông)

18km

1

Pá Vai

20

138

(Mông)

15km

1

Điểm Nậm Căn

17

116

(Mông)

7km

 Tổng

12

820

3.900

 

 

Thông tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập