Lịch sử phát triển

III. LỊCH SỬ

1. Quá trình thành lập xã:

- Xã được thành lập năm 1956; thuộc huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.

- Chủ tịch UBHC xã đầu tiên Đ/c Vì Văn Ơn.

- Những thay đổi đến nay.

+ Trước Cách mạng tháng tám 1945, là lộng Sốp Cộp thuộc Châu Mường Lay Điện Biên.

+ Trong kháng chiến chống Pháp, ngày 30/11/1952 giải phóng Điện Biên, Sốp Cộp được lập thành Ủy ban hành chính lâm thời xã Sốp Cộp.

+ Thời kỳ thuộc khu tự trị Tây Bắc khu Ủy quyết định tách Sốp Cộp 
(Điện Biên).

+ Từ sau 1975 đến nay nhân dân các dân tộc xã Sốp Cộp phấn đấu, phát huy những thành quả cách mạng đã đạt được, tập trung khắc phục những mặt còn hạn chế, tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, giữ vững quốc phòng - An ninh trên địa bàn.

2. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Những tổ chức chính trị, tôn giáo, dân tộc do thực dân Pháp và tay sai đã lập ra (không có).

- Thực dân Pháp có lập đồn bốt ở xã không (không có).

- Thực dân Pháp đã khai thác những loại tài nguyên gì ở địa phương; Chiếm loạt lương thực, thực phẩm để nuôi quân.

3. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

- Thành lập chi bộ Đảng gồm đầu tiên có 03 đồng chí và đồng chí Tòng Văn Lẻ làm bí thư chi bộ, Số đảng viên của Đảng bộ xã hiện nay 379 đồng chí.

- Thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Tháng 11 năm 1945, tháng 03 năm 1946 chúng cho lập đồn bốt đóng quân ở vùng Sốp Cộp.

- Cán bộ, bộ đội ta về xã có 26 đồng chí và là nguyên Bí Thư, Chủ Tịch xã nghỉ hưu.

- Gia nhập Thanh niên xung phong có 4 đồng chí, hiện còn 03 Đ/C; tham gia phục vụ các chiến dịch, trận đánh Điện Biên Phủ, nhân dân Sốp Cộp đã làm tốt công tác phục vụ chiến dịch, vừa vận động thanh niên nhập ngũ, vừa tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược, tổ chức giã gạo, đóng góp vật chất cho cách mạng: đóng góp được 19.540kg thóc, 2.040 kg thịt trâu, bò, lợn, bán thực phẩm và đi dân công phục vụ cho chiến dịch.

4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1945 - 1954)

- Tổ chức Đảng và các đoàn thể được thành lập ngày 25/7/1960 có 03 đồng chí.

- Cải cách dân chủ ở xã Năm 1959 cải cách ruộng đất, 100% nhân dân có ruộng.

- Thanh niên xã đi bộ đội, vào thanh niên xung phong có 4 đồng chí.

- Nhân dân tham gia phục vụ các trận đánh phỉ, biệt kích, máy bay Mỹ có 01 đại đội, dân quân du kích xã được chuẩn bị vũ khí, khí tài.

5. Nhân vật

- Số lượng liệt sĩ 02 người (Tòng Văn Ọi - Bản Lả Mường và Tòng Văn Binh - Bản Nà Dìa); Thương binh, bệnh binh có 07đ/c. Lão thành cách mạng có 26đ/c. Gia đình có công với cách mạng có 08 hộ gia đình. Anh hùng lao động có 01Đ/C Nguyễn Đình Thử .

- Anh hùng lực lượng vũ trang, sĩ quan lực lượng vũ trang từ cấp Đại tá trở lên có 01 Đ/C Hoàng Ngọc Dũng (Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh).

IV. VỀ KINH TẾ

1. Về nông nghiệp

- Diện tích đất cấy lúa 78 ha, đất trồng cây lâu năm….. ha, đất trồng cỏ chăn nuôi……ha

- Những cây trồng lâu đời tại xã: Cây soài, nhãn, chuối và mộ số cây ăn quả khác, tuy nhiên hiệu quả kinh tế  không cao chỉ để dùng cho sinh hoạt gia đình.

- Những cây trồng mới được đưa về xã: từ khi thành lập huyện, với sự quan tâm của các cấp, hiện nay tại xã có nhiều loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế rõ tệt như; cây tre Bát Độ, sắn cao sản, lúa lai, ngô lai….tuy nhiên hiệu quả kinh tế cũng chưa bền vững.

- Những vật nuôi từ lâu đời tại xã: vật nuôi từ lâu đời tại xã chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê, lợn…. một số loại gia cầm như gà, vịt và một số loại cá nước ngọt. Mấy năm gần đây, đặc biệt từ khi thành lập huyện phong trào nuôi nhím và nuôi ba ba được phát triển, theo số liệu thống kê năm 2012 tổng số đàn gia súc của xã có tổng đàn gia súc là 2.587 con đạt, đàn gia cầm là 8.964 con đạt, đàn nhím trên 300 con, ba ba trên 1.500 con.

- Những vật nuôi mới được đưa về xã như: Bò, Gà, Cá hỗ trợ cho các hộ nghèo.

- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của xã năm 2012 đạt bình quân đầu người 15 triệu đồng/năm; trong đó thu nhập hộ nông dân đạt 8 triệu đồng/người/năm.

2. Lâm nghiệp

Tổng diện rừng: 2.566,57ha; trong đó: rừng trồng 150ha.

- Các loại lâm sản có: rừng tự nhiên của xã có nhiều loại lâm sản quý như: Trầm hương, Lát hoa, Rổi, Thông dầu, Thông trắng và nhiều loại lâm sản ngoài gỗ  khác, hiện nay đang trồng và chăm sóc một số diện tích rừng thông Mã vĩ, Bạch đàn....

- Thu nhập từ lâm nghiệp của xã một số năm gần đây: thu nhập từ lâm nghiệp của xã ngoài việc nhân dân, các hộ gia đình được khoán chăm sóc và bảo vệ rừng, tận dụng gỗ làm nhà thì việc thu nhập từ trồng rừng rất ít, vì trồng rừng sản xuất hiện nay mới và đang được triển khai, đa số diện tích rừng trồng chưa đến tuổi khai thác.

3. Tiểu thủ công nghiệp

- Các làng nhề truyền thống của xã không có, chủ yếu có các cơ sở kinh doanh như: Rèn có 02 cơ sở; mộc có 12 cơ sở và một số dịch vụ buôn bán khác đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống của nhân dân.

- Những nghề thủ công mới được phát triển, hiện nay toàn xã có 4 cơ sở sửa chữa cơ khí, 4 cơ sở xay xát và trên 40 cơ sở sửa chữa xe máy.

- Thu nhập từ các nghề thủ công của xã.

4. Thương mại, dịch vụ

- Việc mua bán, trao đổi sản phẩm giữa các bản. Khi chưa có chợ: việc mua bán trao đổi sản phẩm giữa các bản với nhau gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu tự cung, tự cấp và buôn bán nhỏ lẻ, thu nhập không đáng kể.

- Chợ trung tâm xã Sốp Cộp được lập ra từ năm 2006, tại trung tâm xã Sốp Cộp và cũng là chợ trung tâm huyện Sốp Cộp, người đi chợ là toàn thể nhân dân các dân tộc của xã, nhân dân của các xã trong huyện và nhiều tiểu thương trong và ngoài tỉnh hàng ngày đến giao lưu buôn bán, hàng hoá chủ yếu là các hàng tạp hoá, hoa quả, dịch vụ ăn uống, hàng tươi sống.......

- Cửa hàng thương mại của Nhà nước, của tư nhân tại xã; tại xã có rất nhiều cửa hàng của tư nhân như: các cửa hàng buôn bán xe máy, cửa hàng vàng bạc, quần áo, may mặc, tạp hoá...Cùng với sự phát triển chung của xã hội, các điểm dịch vụ của xã được phát triển mạnh như: Internet, điện thoại di động, hàng thủ công mĩ nghệ, chăm sóc sức khoẻ, ăn uống, giải trí... đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong xã cũng như trong huyện Sốp Cộp. Các điểm dịch vụ tập trung chủ yếu ở các bản trung tâm xã như: Bản Hua Mường; Nà lốc; Cang Mường; Lả Mường; Huổi Khăng; Sốp Nậm.

- Tháng 12 năm 2017 xã Sốp Cộp là xã đầu tiên của huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quyết định công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

5. Hạ tầng cơ sở

5.1. Thuỷ lợi – Thuỷ điện

- Số lượng mương, phai, máng: xã có 6 tuyến mương chính, tổng chiều dài trên 13.300 m; với 5 phai đập, hiện nay đã kiên cố được gần 90%. Có 4 hồ chứa nước.

- Thuỷ điện: Trên địa bàn xã có thuỷ điện Tà cọ.

5.2. Giao thông – Vận tải

- Đường bộ, đường ô tô đi qua xã và nối các xã khác, các huyện.

+ Xã Sốp Cộp là xã trung tâm hành chính huyện, vì vậy các tuyến đường đi các xã đều đi qua địa bàn xã, trong đó; có Tỉnh lộ 105 từ huyện Sông Mã qua xã Sốp Cộp -  Dồm Cang - Púng Bánh - Mường Lèo đến huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên khoảng ..........km; tuyến đường từ xã Sốp Cộp đến Mường Lạn qua xã Mường Và 08 km; tuyến đường từ trung tâm xã Sốp Cộp đến xã Nậm Lạnh 07 km; tuyến đường từ xã đến xã Sam Kha tiếp mối tỉnh lộ 105 đi xã Sam Kha....km.

- Những sông, suối chảy qua; xã có ba con suối chảy qua gồm; Nậm Lạnh, Nậm Ca, Nậm Ban.

- Về cầu: xã có ba cây cầu sắt bắc qua ba con suối, ngoài ra có 6 cầu treo để phục vụ đi lại cho nhân dân trong xã và huyện.

- Các bến phà, bến đò (không có).

- Tại xã có các phương tiện vận tải chủ yếu như: ô tô; xe máy.

5.3. Bưu chính – viễn thông

          - Bưu cục, bưu điện: xã Sốp Cộp nằm ở trung tâm KT-VH của huyện, nên có đủ các dịch vụ nói trên.

- Số máy điện thoại công cộng chưa có, số máy gia đình..................

5.4. Truyền thanh, truyền hình

- Xã chưa có trạm truyền thanh.

- Số hộ có radio, ti vi; tính đến thời điểm hiện nay 100% số hộ có ti vi, còn radio mấy năm trước đây 100% số hộ có, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển công nghệ, thông tin chỉ có một số ít nhân dân dùng radio.

5.5. Điện lưới quốc gia

- Về xã năm 2003.

- Đến nay có 100% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.

V. VĂN HÓA

Trung tâm xã Sốp Cộp năm 2019

1. Giới thiệu vắn tắt các di tích, danh thắng tiêu biểu và các công trình văn hóa tại xã như: Di chỉ khảo cổ, đình, chùa, hang động, thư viện, nhà văn hóa.

- Nhà văn hóa xã được xây dựng lại năm 2017, nhà cấp 4, 6 gian.

2. Văn học – Nghệ thuật:

- Các truyện cổ, truyện dân gian (kể tên), những câu ca dao, tục ngữ tiêu biểu (5-10 câu).

- Dẫn chứng một số câu hát giao duyên tiêu biểu của từng dân tộc.

- Nêu tên một số tác giả, tác phẩm.(không có)

3. Trò chơi dân gian:

- Có các trò như: Ném còn, tó má lẹ, kéo co....

4. Lễ hội dân gian:

- Có Lễ hội cầu mùa, mừng cơm mới...

5. Tri thức dân gian:

- Kinh nghiệm đoán thời tiết (không có)

- Kinh nghiệm chữa bệnh (không có)

- Kinh nghiệm chọn đất (không có), làm ruộng cáy lúa nước đã tiếp thu kinh nghiệm và làm theo người Kinh ở miền xuôi.

- Kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ để sản xuất và lấy nước để sinh hoạt; kinh nghiệm để săn bắt, hái lượm (không có)

- Kinh nghiệm làm nghề rèn của người Mông (dao, súng, nỏ)

       VI. GIÁO DỤC

          1. Trường học ở xã qua các thời kỳ (có những trường học nào, bao nhiêu lớp, bao nhiêu các cấp).

          Trường học đầu tiên vào năm 1955 thời kỳ này học viên theo học cơ bản biết đọc, biết viết chữ Thái và chữ phổ thông. Đến nay xã Sốp Cộp đã có 01 trường Mầm Non với 47 giáo viên và 21 lớp ( 02 trường), 01 trường TH với 37 giáo viên và 22 lớp; 2 trường THCS với 28 giáo viên và 11 lớp; trường PTDTNT với 21 giáo viên, 08 lớp; 01 trường THPT có 69 giáo viên và 29 lớp; 01 Trung tâm GDTX có 18 giáo viên và 9 lớp.

          - Những nhà giáo tiêu biểu, những học sinh thành đạt ở xã qua các thời kỳ.        

         VII. Y TẾ

          Các cơ sở khám chữa bệnh ở xã qua các thời kỳ: nhà, trang thiết bị y tế; số lượng thầy thuốc (bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý)

          Trạm y tế được thành lập vào năm 1960 nhà và trang thiết bị y tế thô sơ, số lượng thầy thuốc có 01 trưởng trạm và 01 vệ sinh viên. Hiện nay Trạm y tế đã phần nào cải thiện có nhà xây 2 tầng. trang thiết bị còn nhiều hạn chế, có 03 y sĩ, 01 y tá, 01 hộ lý.

1. Những thầy lang, thầy thuốc giỏi xưa và nay (không có)

  VIII. THỂ DỤC, THỂ THAO

1. Cơ sở vật chất: sân bãi ở xã có 01 sân bóng chuyền.

2. Các môn thể thao phát triển ở xã: bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy./.

Thông tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập