Công tác chuyển đổi số nơi vùng biên Sốp Cộp
Sốp Cộp là huyện biên giới dẫu còn nhiều khó khăn về cả nhân lực và vật lực song Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong thời gian qua, huyện Sốp Cộp đã tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ chương trình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Qua đó, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển nhanh và bền vững.

    Sốp Cộp hiện có 11.781 hộ, dân số 54.414 người, xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng. BTV huyện ủy đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, quy chế hoạt động và ban hành kế hoạch số 119-KH/HU ngày 30/6/2022 về Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là BCĐ 240), Ban hành quy chế hoạt động của BCĐ 240. Ban hành Quyết định thành lập các tổ công tác của BCĐ 240, gồm 4 Tổ: Tổ thông tin tuyên truyền, Tổ chính quyền số, Tổ xã hội số, Tổ an toàn thông tin mạng. Do vậy đã huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mô hình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử. Chính quyền số đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch, văn bản, nội dung, quy chế phục vụ công tác chuyển đổi số trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, nâng cao kỹ năng số cho người dân, mở rộng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công nghệ số, giúp người dân tương tác với chính quyền được thuận lợi hơn, nâng cao chất lượng hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền.

anh tin bai


    Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, tính đến nay 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND các xã được quán triệt các nội dung cơ bản về nhiệm vụ chuyển đổi số và xây dựng kế hoạch thực hiện tại cơ quan, đơn vị. Hiện trên địa bàn có 1 bưu điện huyện, 7 bưu điện văn hóa xã, 8/8 xã có đường truyền cáp quang internet; phòng họp trực tuyến của huyện và 8/8 xã duy trì hoạt động ổn định, 1 cổng thông tin điện tử huyện, 1 trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo huyện và 8/8 xã có trang thông tin điện tử; 100% hệ thống máy tính của cơ quan, đơn vị được kết nối Internet. Hệ thống phần mềm một cửa điện tử được triển khai đồng bộ tại 8/8 xã. Dịch vụ truy cập internet cố định mặt đất đạt 51/101 bản; dịch vụ viễn thông di động mặt đất đạt 84/101 bản. Dịch vụ công mức độ 4 đã được tỉnh hỗ trợ cấu hình đạt 260 thủ tục cả cấp xã và huyện. Đã đăng ký với UBND tỉnh 02 mô hình Mô hình khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử và sử dụng VneID và Mô hình tại bộ phận một cửa.

    Để tạo thuận tiện cho người dân trong việc giải quyết TTHC, cấp ủy, chính quyền huyện luôn xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung triển khai. UBND huyện thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả TTHC. Việc sử dụng phần mềm một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết TTHC đã giúp cho các giao dịch TTHC của cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện thực hiện thuận lợi hơn, ít phải chờ đợi. Khi có khó khăn, vướng mắc luôn được các cán bộ hướng dẫn, giải đáp tận tình, chu đáo.

    Thực hiện ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều HTX trên địa bàn đã gắn mã QR quét thông tin sản phẩm nông sản và đẩy mạnh giới thiệu, rao bán sản phẩm trên các trang mạng xã hội, từ đó mở rộng thị trường tăng độ tiếp cận được với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Nhờ đẩy mạnh giao tiếp xã hội thông qua các mạng xã hội, thời gian gần đây, anh Tráng A Tông, trưởng bản Ban chỉ đến UBND xã Sốp Cộp khi có triệu tập tham gia các cuộc họp thay vì phải đến thường xuyên nhận các văn bản về chế độ, chính sách để phổ biến cho bà con như trước. Toàn bộ các công văn, giấy tờ, tài liệu cần triển khai tuyên truyền hiện được UBND xã chuyển xuống các bản thông qua cổng thông tin điện tử và sử dụng nhóm zalo. Dùng chiếc điện thoại thông minh của mình, anh Tông có thể tiếp nhận tất cả chỉ đạo từ UBND xã kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng.

    Bên cạnh đó, tổ thông tin tuyên truyền tăng cường tuyên truyền phổ biến về công tác chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức của toàn xã hội trên địa bàn huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên Cổng thông tin điện tử, Trong các chương trình truyền thanh huyện và hệ thống thông tin cơ sở để thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số, tham gia xây dựng chính quyền số, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị. Đặc biệt thường xuyên cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống.

    Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực liên tục của cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp cùng với các địa phương trong toàn huyện. Nhiệm vụ chuyển đổi số ở Sốp Cộp sẽ thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mang đến sự hài lòng cho người dân, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện biên giới./.

Tác giả: Thanh Vân - Trung tâm TT-VH
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1