Huyện Sốp Cộp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Sốp Cộp
Trong 3 năm (2021-2023), UBND huyện đã kịp thời ban hành hệ thống văn bản, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành Chương trình thường xuyên, thống nhất từ huyện đến cơ sở; các chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ; các nguồn lực đầu tư được sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Quá trình triển khai đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và Nhân dân với tinh thần trách nhiệm cao. Nhân dân từng bước được tiếp cận khoa học - kỹ thuật, các nguồn vốn hỗ trợ đã tạo điều kiện đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống; tỷ lệ hộ nghèo cơ bản đạt so với kế hoạch.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023 là 170.676 triệu đồng, trong đó: Ngân sách trung ương bố trí 166.169 triệu đồng; ngân sách địa phương bố trí 4.507 triệu đồng. Hỗ trợ các dự án: phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo; đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin... Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều cuối năm 2021 là 37.78%, đến cuối năm 2022 là 34.28%, dự kiến cuối năm 2023 xuống còn 30%; đạt tỷ lệ giảm nghèo từ 4-5%/năm. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội: 8/8 xã (100%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 8/8 xã (100%) đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập theo quy định; 100% đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có BHYT theo quy định. Đến ngày 30/9/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng tại Ngân hành chính sách xã hội là 353.662 triệu đồng/12 chương trình tín dụng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 3.9%, với 176 tổ TK&VV và 8.475 hộ đang được vay vốn: Hỗ trợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay HS-SV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay vốn giải quyết việc làm, cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn… giải quyết việc làm cho 455 lao động; phối hợp giải quyết việc làm cho 5.184 người. Các chính sách về Bảo trợ xã hội được triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở; công tác tuyên truyền được duy trì, các đối tượng BTXH đã cơ bản được tiếp cận với các quy định của nhà nước; việc tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ được 11 thực hiện kịp thời, chính xác; công tác phối hợp với Bưu điện được thực hiện chặt chẽ từ khâu lập danh sách đến khi chi trả tiền đảm bảo đúng quy định. Năm 2021, đã triển khai, hoàn thành xóa 340 nhà tạm, với tổng kinh phí hỗ trợ là 28.292 triệu đồng; Năm 2023, thực hiện Quyết định số 2833/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Huyện Sốp Cộp là có 680 hộ (trong đó: 534 hộ làm mới và 146 hộ sửa chữa); căn cứ nguồn vốn giao 2.881 triệu đồng, đang thực thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo cho 72 hộ (68 hộ nghèo, 04 hộ cận nghèo) tại địa bàn 8/8 xã, đã giải ngân được 920 triệu đồng, đạt 32.89% kế hoạch, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2023.

Nhân dân bản Nà Cang xã Mường Và hỗ trợ ngày công làm nhà cho hộ nghèo
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách, chương trình, mục tiêu giảm nghèo đến các cấp, các ngành và các tầng lớp dân cư nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác giảm nghèo; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo. Sử dụng hiệu quả, kịp thời nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án về giảm nghèo; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; phân cấp trao quyền cho địa phương, cơ sở để tạo sự chủ động và nâng cao trách nhiệm trong thực hiện Chương trình; huy động nguồn lực xã hội cho công tác giảm nghèo nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân thực hiện hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ các xã còn nhiều hộ nghèo, vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo. Duy trì, đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”./.
Tác giả: Thanh Vân- TTTTVH