Giữ rừng trên đỉnh Pù Sâng
Ai đã từng vào xã Mường Lèo huyện Sốp Cộp, đứng trên đỉnh Pù Sâng, phóng tầm mắt ra xa, trải ngút ngát là một màu xanh thẳm của núi rừng. Đó là những cách rừng xanh tốt được nhân dân bản Mạt đang được ngày đêm chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt.

Với người dân ở bản Mạt xã Mường Lèo, việc bảo vệ rừng giống như bảo vệ mái nhà của mình vậy, nên người dân ở đây ai cũng tự bảo nhau không được phá rừng làm nương rẫy, không được chặt hạ cây, không để người lạ vào rừng... Theo chân người dân bản Mạt vào rừng của bản, chúng tôi tận mắt chứng kiến những cánh rừng xanh tốt với hàng chục loại cây quý hiếm. Có rất nhiều cây phải đến gần năm tuổi, cao vút hàng chục mét, thân rộng cả vòng tay một, hai người ôm không suể…

  

Lực lượng kiểm Lâm và nhân dân Bản Mạt, xã Mường Lèo huyện Sốp Cộp, đi kiểm tra rừng tại đỉnh Pu Sâng

Ông Lò Văn Nơi - Trưởng ban bản Mạt, xã Mường Lèo huyện Sốp Cộp cho biết: Theo quy ước, hương ước của bản thì không chặt phá rừng, bây giờ rừng đang phát triển tốt thánh cây to. Nếu mà trường hợp hộ nào phát vén chúng tôi sẽ xử lý theo phát luật và cắt số tiền nhà nước hỗ trợ bảo vệ rừng.

Đồng lòng, quyết tâm giữ rừng, bản Mạt đã thống nhất cùng nhau dựng một lán bảo vệ rừng trên đầu rừng của bản. Phân công 4 ngày một nhóm, mỗi nhóm 4 người là đại diện của các hộ, luân phiên nhau, mang theo lương thực, thực phẩm lên ăn, ngủ tại lán để trực chốt, tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng 24/24 giờ.

Anh Lường Văn Sinh - Bản Mạt xã Mường Lèo huyện Sốp Cộp tâm sự: Trong thời gian chúng tôi đi trông rừng, chúng tôi luôn tuần tra, bảo vệ rừng và có phát hiện như chặt phá rừng, đốt nương chúng tôi luôn báo cáo với ban quan lý bản để xử lý.

Tập thể  Ban quan lý bản thống nhất xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng. Trong quy ước quy định cụ thể trách nhiệm của từng thành viên tổ bảo vệ rừng của bản; trách nhiệm tham gia tuần tra, bảo vệ, tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng của các hộ gia đình trong bản...qua đó nhận thức của người dân về bảo vệ rừng ngày càng được nâng lên.

Ông Lò Văn Doan - Bản Mạt xã Mường Lèo huyện Sốp Cộp tâm sự: Đối với bản thân tôi về công tác bảo vệ rừng cũng đã chấp hành tốt, đồng thời tôi cũng đã tuyên truyền cho nhân dân và người thân trong gia đình không phát rừng làm nương, để rừng ngày càng phát triển tốt hơn. 

Bản Mạt có diện tích rừng lớn nhất xã Mường Lèo với gần 12.000 ha. Rừng  được chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt, nên đã nhiều năm nay không xảy ra cháy rừng, chặt phá rừng  và khai thác lâm sản trái phép…, rừng ngày càng xanh tốt góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của xã Mường Lèo từ 43,1% (năm 2015)  đến nay lên 50%...do rừng được bảo vệ nên rất nhiều loài muông thú và chim coi rừng bản Mạt như ngôi nhà chung đã về đây sinh sôi, nảy nở.

Quang cảnh lực lượng Kiểm Lâm và nhân dân bản Mạt phát dọn, tỉa cành diện tích rừng

Ông Đào Văn Tưởng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sốp Cộp cho biết: Chúng tôi đánh giá cao mô hình quản lý và bảo vệ rừng của dân bản Mạt, đây là một điểm sáng về bảo vệ rừng cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Sốp Cộp và toàn tỉnh".

Rừng được bảo vệ tốt, nên dòng suối Nậm Lăm, Nậm Mạt ở bản luôn dồi dào nguồn nước, người dân có thể ra suối đánh bắt cá, bắt tôm và đào ao nuôi thả cá…hơn 12 ha ruồng lúa 2 vụ của bản đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, không phá rừng làm nương mà người dân vẫn có lương thực dồi dào hơn trước... Ngoài ra, với số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hơn 1 tỷ đồng/năm chi trả cho bản, vừa tạo việc làm, vừa giúp bà con thêm gắn bó với rừng hơn.

Anh Lò Văn Chủ - Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp cho biết:. Bản Mạt là bản có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất trên 90%, trong năm vừa qua thì tình trạng phá rừng, phát vén rừng làm nương rẫy cũng như vi phạm lâm luật đối với bản Mạt không có xảy ra và trong thời gian qua nhờ được sự quan tâm hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tăng cừng ý thức trách nhiệm đối với bà con nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Lực lượng Kiểm Lâm và nhân dân bản Mạt đi tuần tra diện tích rừng

Nếu rừng bị hủy hoại, con người sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc mất cân bằng sinh thái tự nhiên do phá rừng gây nên như: lũ ống, lũ quét, thời tiết khắc nghiệt, không khí ô nhiễm, nguồn nước cạn kiệt…Vì thế hãy bảo vệ và giữ lấy màu xanh của rừng, rừng sẽ không phụ công người bảo vệ. Bản Mạt xã Mường Lèo huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là một minh chứng điển hình./.

Tác giả: Tòng Đại
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1