Bản Pu Hao, xã Mường Lạn thực hiện nếp sống văn hóa trong việc tang lễ

          Theo tập tục truyền thống của người Mông, khi gia đình có người chết, không được đưa vào quan tài ngay mà chỉ tắm rửa, thay quần áo mới rồi được đưa lên cáng đan bằng tre, nứa, treo lên vách giữa gian nhà, cao ngang ngực. Tiếp đó, các thầy cúng, trưởng lễ tang và đội khèn, trống bắt đầu cử hành lễ tang theo các bài cúng cơm sáng, trưa, tối, khuya trong tất cả các ngày tổ chức lễ tang (thường từ 3 đến 7 ngày) sau đó mới đưa đi chôn cất. Trước khi chôn cất, người nhà phải làm thịt trâu, bò để người chết mang đi.Theo tục lệ, mỗi người con trai, con gái đã lập gia đình phải góp một con trâu hoặc bò để báo hiếu cha mẹ…Với tập tục truyền thống đó đã làm ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ và tốn kém tiền của nhân dân.

 

Đồng chí Quàng Văn Tiêu - Phó bí thư Thường trực huyện ủy thăm hỏi động viên gia đình có người mất tại Bản Pu Hao

 

          Thực hiện nội dung bản cam kết "5 có, 5 không" trong đồng bào Mông ở Sơn La, do làm tốt công tác tuyên truyền tới đồng bào Mông ở bản Pú Hao, xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp nhằm xóa bộ các hủ tục lạc hậu trong việc tang lễ, ngày 15 tháng 3 năm 2020, tại bản Pu Hao, xã Mường Lạn có người qua đời, gia đình dòng họ đã quyết định cho người qua đời vào áo quan và chỉ để một ngày, 1 đêm, không mổ nhiều trâu, bò…Đây cũng là việc chấp hành Bản cam kết có nội dung: không để người chết nhiều ngày, không để ngoài áo quan và mổ nhiều trâu, bò.

          Già làng: Giàng Chợ Sộng – Bản Pu Hao xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp cho biết:  Hôm nay bản Pu Hao chúng tôi vận động dân bản, tất cả các dòng họ, thực hiện theo bản cam kết “ 5 có, 5 không”, sẽ cho người mất vào áo quan tốt cho mọi người không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường, thứ hai chỉ để một ngày và một đêm thôi, không cho để lâu, từ nay trở đi ta phải thay đổi khi có người mất cho vào áo quan sớm.

 

Già  làng: Giàng Chợ Sộng nói về thực hiện cam kết "5 có, 5 không" trong đồng bào dân tộc Mông bản Pu Hao

          Anh Sộng Khua Cở- bản Huổi Men, xã Mường Cai, huyện Sông Mã chia sẻ:  Hôm nay anh trai mất, tôi là trưởng dòng họ, dòng họ của chúng tôi, tôi quyết định cho vào quan tài đảm bảo vệ sinh cho làng bản, tốt cho dòng họ của tôi.

          Với việc người mất cho vào áo quan và không để lâu ngày, góp phần vận động đồng bào Mông dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; lựa chọn, giữ gìn và phát huy những phong tục, giá trị văn hóa tốt đẹp, lành mạnh trong tang lễ, từng bước xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.      


 

Tác giả: Tòng Đại
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1